Bộ GD&ĐT công bố thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019
- “Cửa hiệu triết học” – cuốn sách thú vị dạy triết học cho lứa tuổi học sinh
- TP HCM: Yêu cầu các trường báo cáo học sinh đến và đi từ vùng dịch
- Sáng chế xe lăn biến hình, 2 học sinh giành giải thưởng đặc biệt
- Trường THPT đầu tiên ở TP.HCM dạy về trí tuệ nhân tạo
- Cảnh giác với nạn bắt nạt trực tuyến trong học sinh
Đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12. Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, chứ không giao cho các sở như năm 2018.
Ngày 4/12, Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, đề thi có nội dung nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT sẽ sớm công bố đề thi tham khảo để giáo viên, học sinh tổ chức dạy học, ôn tập.

Về khâu coi thi, Bộ GD&ĐT sẽ điều động cán bộ, giảng viên đại học, học viện, trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên đến hội đồng thi tỉnh, thành phố để phối hợp tổ chức thi. Nguyên tắc là trường đại học, cao đẳng không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.
Có quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, nhất là đối với các thí sinh tự do; hướng dẫn chi tiết kỹ thuật niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi, đề thi để tăng cường bảo mật; đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi 24 giờ/ngày và tăng cường trách nhiệm của người liên quan trong việc bảo quản đề, bài thi tại điểm thi, hội đồng thi.
Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm 24/24 giờ.
Phần mềm chấm thi được sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa can thiệp trái phép.
Theo đó, mã hóa dữ liệu sẽ được tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để tránh người dùng can thiệp; đảm bảo suốt quá trình xử lý bài thi, cán bộ không thể có thông tin về mối liên hệ giữa thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm. Theo Bộ GD&ĐT, đây là hình thức “đánh phách” điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh.
Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD&ĐT và các trường đại học, cao đẳng đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GD&ĐT chủ trì.
Kết quả thi và phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia sẽ được công khai. Dự kiến, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Cũng theo Bộ GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng chủ động xây dựng và công bố đề án tuyển sinh, đảm bảo nguyên tắc tự chủ. Ngoài phương thức sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019, các trường có thể sử dụng phương thức khác để tuyển sinh.
Giáo viên địa phương không chấm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2019 Đây là một trong ba giải pháp mới được Bộ GD&ĐT đưa ra để khắc phục khó khăn, hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia.
Theo Zing.vn
https://news.zing.vn/bo-gd-dt-cong-bo-thong-tin-ve-ky-thi-thpt-quoc-gia-2019-post897565.html
Tin mới nhất
- Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chỉ có một số thay đổi về kỹ thuật 25/03/2021
- Đề xuất tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non 05/03/2021
- Quà tặng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tại TP Hồ Chí Minh: Giá trị của cái đẹp lên ngôi 05/03/2021
- Người trẻ gác dự định du lịch để phòng dịch Covid-19 05/02/2021
- Sẻ chia hương vị Tết với đối tượng chính sách và người nghèo 05/02/2021
- Sôi động đêm đại nhạc hội The Harmony Cherub 05/02/2021
- Tăng tốc chuyển đổi số để thu hút đầu tư 16/01/2021
- Thông tin mới về tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM 30/12/2020
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông 19/12/2020
- 5 chính sách mới có hiệu lực trong tháng 12-2020 công chức, viên chức cần biết 10/12/2020
- Dự báo 9 nhóm ngành cần nhân lực 09/12/2020