Đẩy mạnh truyền thông về việc làm
- Nữ sinh ĐH Quy Nhơn Hồng Lệ thi đấu quả cảm tại SEA games 30
- Dự kiến công bố sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt trong tuần tới
- Giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu: Những thầy cô giáo trẻ đa năng
- Du học sinh: ‘Mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng, tôi kiệt sức suốt 2 năm ở Nhật’
- Vì sao TP.HCM cho học sinh lớp 12 nghỉ đến ngày 8/3?
Sáng 18-9, tại TP Cần Thơ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị truyền thông về việc làm với sự tham dự của nhiều đại diện cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương.
Tại hội nghị, nhiều tham luận với các chủ đề liên quan đến lao động và việc làm được các chuyên gia trình này như: giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền về lĩnh vực việc làm trên các cơ quan báo chí; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp…

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, đánh giá cao vai trò của cơ quan truyền thông trong việc truyền tải chính sách đến người lao động, người sử dụng lao động. Ông Trung nhấn mạnh trong lĩnh vực việc làm, cần phải có sự bình đẳng, đổi mới công tác tuyển dụng, đặc biệt phải bỏ tâm lý xin – cho.

Ông Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động Xã hội cho rằng các cơ quan báo chí đã bắt đầu hình thành những nhóm nhà báo chuyên viết về việc làm, quản lý lao động bảo hiểm thất nghiệp mặc dù đây là lĩnh vực bị coi là “khô khan”, không hấp dẫn bạn đọc so với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, theo ông Diễn, trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay cùng những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực việc làm, hoạt động tuyên truyền về việc làm vẫn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra như: công tác tuyên truyền, thông tin chưa mang tính trọng tâm, trọng điểm, nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết còn chưa được các cơ quan truyền thông khai thác sâu.

Hiện nay, cũng chưa có tờ báo điện tử nào chuyên về việc làm, mà chỉ có các website của Cục Việc làm và các Trung tâm Dịch vụ Việc làm. Những tờ báo có số lượng truy cập lớn lại không có chuyên trang về việc làm, mà thông thường ghép chung với trang Xã hội, Đời sống… Ông Diễn đề nghị các cơ quan quản lý cần có định hướng truyền thông cho các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực một cách cụ thể. Về phía cơ quan báo chí cần coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ chính trị quan trọng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia truyền thông trong lĩnh vực việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp; thường xuyên tổ chức các sự kiện tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp và các nhân có đóng góp tích cực trong lĩnh vực này.
Theo Người lao động
Tin mới nhất
- Tăng tốc chuyển đổi số để thu hút đầu tư 16/01/2021
- Thông tin mới về tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM 30/12/2020
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông 19/12/2020
- 5 chính sách mới có hiệu lực trong tháng 12-2020 công chức, viên chức cần biết 10/12/2020
- Dự báo 9 nhóm ngành cần nhân lực 09/12/2020
- Xu hướng tiêu dùng nông sản hữu cơ gia tăng 07/12/2020
- 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng tốt nhất Châu Á năm 2021 04/12/2020
- NÓNG: Quy định mới về thi tuyển công chức có hiệu lực từ 1-12-2020 04/12/2020
- ĐHQG TP.HCM tập huấn về “Công nghệ Đột phá cho Quản trị tài sản công” 04/12/2020
- Bộ GD-ĐT phê duyệt bộ tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 dùng trong trường học 30/11/2020
- Lan tỏa phiên chợ không đồng giữa lòng thành phố 29/11/2020