ĐHQG TP.HCM tập huấn về “Công nghệ Đột phá cho Quản trị tài sản công”
- Sinh viên bị ‘động kinh cục bộ’ nhận bằng tốt nghiệp
- Nhiều sinh viên cử tuyển người dân tộc ra trường chưa bố trí được việc làm
- Giáo viên TP.HCM được hỗ trợ kinh phí mua khẩu trang, nước rửa tay chống Covid-19
- Lạm thu đầu năm học mới: Những nhà tài trợ bất đắc dĩ
- Sinh viên có cơ hội lấy hai bằng đại học cùng lúc
(Tingiaoduc24h – TT ) Ngày 4.12, Khu Công nghệ Phần mềm và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn thuộc ĐHQG-TP.HCM cho biết đã vừa tổ chức chuỗi tập huấn về ứng dụng UR-SCAPE, một công nghệ đột phá được kiến tạo để hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý các thị trấn, thành phố, và khu vực trong tiến trình đô thị hóa.
Chương trình tập huấn nằm trong chuỗi tập huấn về “Công nghệ Đột phá cho Quản trị tài sản công” (DT4PAG) với sự đồng hành cùng Ngân hàng Thế giới, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Trung tâm Nghiên cứu ETH-Singapore.

Chương trình đầu tiên đã được tổ chức tại Khu Công nghệ Phần mềm – ĐHQG TP.HCM với sự tham gia của Đoàn Công tác Hỗ trợ Kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới do Bà Trần Thị Lan Hương, chủ nhiệm Chương trình Chính phủ điện tử – Đô thị thông minh làm trưởng đoàn.
Buổi tập huấn thu hút sự tham gia tích cực từ các sở ban ngành, doanh nghiệp cũng như các trường đại học tại TP. HCM và các địa phương như Thừa Thiên Huế, Long An. Nhiều học viên ở trong nước và nước ngoài đã tham gia trực tiếp và trực tuyến từ Pháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bình Dương, Hà Nội, Thái Nguyên, Điện Biên.

Chuỗi hội thảo ur-scape cung cấp hướng dẫn chuyên sâu và hỗ trợ thực hành sử dụng nền tảng ur – scape. Kết hợp hướng dẫn thân thiện với người dùng cùng trình diễn các trường hợp sử dụng thực tế và tiềm năng ở Việt Nam, hướng tới nâng cao năng lực tác nghiệp trên nền tảng số hóa, áp dụng ur-scape để giải quyết các điểm nghẽn của thành phố trong tiến trình xây dựng mô hình thành phố bền vững, đô thị thông minh. Các thành viên tham gia tập huấn cũng được mời đóng góp vào các phiên thảo luận nhằm mục đích liên kết nội dung tập huấn với tác nghiệp hàng ngày, đồng thiết kế và phát triển các ứng dụng công nghệ ur-scape phù hợp với nhu cầu của địa phương.
Về trung hạn và dài hạn, các đơn vị hợp tác mong muốn hướng tới xây dựng một Trung tâm Lan tỏa Công nghệ với ba trụ cột chính, gồm Con người – Qui trình – Kỹ thuật, nhằm hỗ trợ việc áp dụng và tăng cường sử dụng kỹ thuật số trong công tác quản lý và lập kế hoạch ở các địa phương, song song thúc đẩy tích hợp và chia sẽ dữ liệu hướng tới xây dựng chính phủ số và nền kinh tế số.
Được biết, hai đợt tập huấn tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 1/2021 và tháng 3/2021.
Theo Minh Khang / ITP
Tin mới nhất
- Người trẻ gác dự định du lịch để phòng dịch Covid-19 05/02/2021
- Sẻ chia hương vị Tết với đối tượng chính sách và người nghèo 05/02/2021
- Sôi động đêm đại nhạc hội The Harmony Cherub 05/02/2021
- Tăng tốc chuyển đổi số để thu hút đầu tư 16/01/2021
- Thông tin mới về tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM 30/12/2020
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông 19/12/2020
- 5 chính sách mới có hiệu lực trong tháng 12-2020 công chức, viên chức cần biết 10/12/2020
- Dự báo 9 nhóm ngành cần nhân lực 09/12/2020
- Xu hướng tiêu dùng nông sản hữu cơ gia tăng 07/12/2020
- 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng tốt nhất Châu Á năm 2021 04/12/2020
- NÓNG: Quy định mới về thi tuyển công chức có hiệu lực từ 1-12-2020 04/12/2020