Điểm mới trong thu phí BHYT của học sinh, sinh viên
- Thi THPT quốc gia: Sẽ chấm lại những bài thi có điểm cao bất thường
- Khám phá những điều thú vị của ngành Thú y tại HUTECH
- TPHCM: Triển khai 19 đề án, chương trình đột phá để phát triển giáo dục
- Lương khởi điểm của giáo viên sẽ nâng lên đáng kể
- Ôn thi môn giáo dục công dân: Chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin thời sự

Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội vừa ban hành công văn số: 3049/BHXH – QLT gửi BHXH các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, hướng dẫn thực hiện BHYT HSSV năm học 2019 – 2020. Để việc thu, cấp thẻ BHYT HSSV và chăm sóc sức khỏe ban đầu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện thống nhất, kịp thời, đúng quy định và phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% HSSV tham gia BHYT, BHXH thành phố Hà Nội hướng dẫn.
Đối tượng tham gia là HSSV đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, kể cả HSSV hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân (ngoại trừ những em đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo quy định của Luật BHYT).
Đối tượng HSSV đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT
Số tiền đóng = mức lương cơ sở (tại thời điểm đóng) x 4,5% x số tháng tham gia
Năm học 2019 – 2020 (12 tháng) mức đóng BHYT của HSSV là 804.600 đồng
Trong đó: HSSV đóng 70% là 562.220 đồng; NSNN hỗ trợ 30% là 241.380 đồng.
BHXH thành phố Hà Nội yêu cầu, phương thức thu phí BHYT phải linh hoạt để giảm nhẹ tiền đóng góp của phụ huynh học sinh vào đầu năm học (3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng). Chỉ thực hiện thu phí BHYT một lần nếu HSSV có nguyện vọng và tự nguyện đóng. Đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, mới vào lớp 1 thực hiện thu phí BHYT HSSV những tháng còn lại của năm 2019, thời hạn sử dụng thẻ BHYT tương ứng với số tiền nộp vào quỹ BHYT. Đối với HSSV đã thực hiện thu theo năm tài chính thì tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2019 để gia hạn thẻ năm sau. Thời hạn ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền nộp vào quỹ BHYT.
Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó, đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học; Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho HSSV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó, đối với HSSV năm thứ nhất của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng; Đối với HSSV năm cuối của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
Theo GD&TĐ
Tin mới nhất
- Tăng tốc chuyển đổi số để thu hút đầu tư 16/01/2021
- Thông tin mới về tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM 30/12/2020
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông 19/12/2020
- 5 chính sách mới có hiệu lực trong tháng 12-2020 công chức, viên chức cần biết 10/12/2020
- Dự báo 9 nhóm ngành cần nhân lực 09/12/2020
- Xu hướng tiêu dùng nông sản hữu cơ gia tăng 07/12/2020
- 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng tốt nhất Châu Á năm 2021 04/12/2020
- NÓNG: Quy định mới về thi tuyển công chức có hiệu lực từ 1-12-2020 04/12/2020
- ĐHQG TP.HCM tập huấn về “Công nghệ Đột phá cho Quản trị tài sản công” 04/12/2020
- Bộ GD-ĐT phê duyệt bộ tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 dùng trong trường học 30/11/2020
- Lan tỏa phiên chợ không đồng giữa lòng thành phố 29/11/2020