Thi THPT quốc gia: Sẽ công bố kết quả thi chậm hơn năm 2018
13/05/2019 02:02
[post_view]
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết năm nay, sau khi có kết quả, Bộ sẽ phân tích thống kê số liệu của cả nước và từng địa phương, sau đó mới công bố kết quả thi.

TUỆ NGUYỄN
Do đó, thời gian công bố kết quả thi sẽ chậm hơn 3 ngày so với năm 2018 nhưng bảo đảm toàn bộ quá trình thông tin về sau.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên về việc tại sao Bộ vẫn giao việc chấm thi tự luận kỳ thi THPT quốc gia cho các địa phương chủ trì, ông Mai Văn Trinh, giải thích: “Trên thực tế, hiện nay các trường ĐH đủ năng lực để chấm môn tự luận ngữ văn là rất ít, chỉ có một số trường sư phạm đủ khả năng, còn lại đại đa số không có người để chấm. Do đó, dù giao cho các trường ĐH thì vẫn phải mời giáo viên của các sở GD-ĐT. Vì vậy, Bộ quyết định trên tinh thần sở GD-ĐT chủ trì nhưng tăng cường vai trò giám sát của các trường ĐH. Giải pháp này vừa bảo đảm việc chấm đều tay, vừa chủ động phát hiện những lệch lạc, thậm chí là tiêu cực nếu có.
Năm nay, ngoài việc chọn ngẫu nhiên 5% bài thi để chấm kiểm tra thì tất cả những bài thi đạt điểm cao tại các hội đồng đều sẽ được đưa ra để chấm kiểm tra. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là “điểm cao” với môn ngữ văn, theo ông Trinh, không phải áp một mức cho cả nước, mà tùy tình hình thực tế của địa phương, có nơi có thể 9, 10 mới là điểm cao, nhưng có nơi có thể 7 – 8 đã là cao…
Một trong những điểm mới của kỳ thi năm nay là Bộ quy định rõ nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi tiếp tục theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi mở, câu hỏi có tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn.
Đề thi có các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đáp ứng mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp và có các câu hỏi có tác dụng phân hóa ở mức độ hợp lý để hỗ trợ công tác tuyển sinh giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; các nhóm câu hỏi được sắp xếp theo độ khó tăng dần giúp thí sinh thuận lợi khi làm bài.
Ông Trinh cho biết đề thi ra theo hướng mở thì hướng dẫn chấm cũng phải mở. “Việc cho điểm sẽ yêu cầu cao hơn năng lực của cán bộ chấm. Nhưng trên tinh thần dù trả lời thế nào cũng phải trả lời được những vấn đề mà đề ra yêu cầu, và bằng năng lực của mình, các thí sinh có thể diễn đạt bằng văn phong, phương thức khác nhau, nếu không vi phạm thuần phong mỹ tục, pháp luật thì được tính điểm”, ông Trinh nói.
Với kỳ thi năm nay, ông Trinh lưu ý dù các biện pháp kỹ thuật được cải thiện vẫn không thể khẳng định kỳ thi an toàn, bởi yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, từ chính các cá nhân tham gia từng quy trình của kỳ thi. “Trách nhiệm liên quan trực tiếp và cao nhất tại các hội đồng thi chính là cấp ủy, chính quyền của địa phương, mà trực tiếp là ban chỉ đạo thi của các tỉnh, thành phố”, ông Trinh nhấn mạnh.
Theo Thanh Niên
Tin mới nhất
- Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chỉ có một số thay đổi về kỹ thuật 25/03/2021
- Đề xuất tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non 05/03/2021
- Quà tặng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tại TP Hồ Chí Minh: Giá trị của cái đẹp lên ngôi 05/03/2021
- Người trẻ gác dự định du lịch để phòng dịch Covid-19 05/02/2021
- Sẻ chia hương vị Tết với đối tượng chính sách và người nghèo 05/02/2021
- Sôi động đêm đại nhạc hội The Harmony Cherub 05/02/2021
- Tăng tốc chuyển đổi số để thu hút đầu tư 16/01/2021
- Thông tin mới về tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM 30/12/2020
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông 19/12/2020
- 5 chính sách mới có hiệu lực trong tháng 12-2020 công chức, viên chức cần biết 10/12/2020
- Dự báo 9 nhóm ngành cần nhân lực 09/12/2020