Thức ăn cho bếp ăn trường học phải đạt chuẩn VietGap, Global Gap
- Đi học nước ngoài bằng ngân sách về làm… chân sai vặt: Địa phương có nên cử người đi học tiến sĩ ?
- Dự thảo về khen thưởng, kỷ luật học sinh phổ thông: Coi trọng giáo dục tích cực
- Người trẻ bị bắt nạt: ‘Vòi bạch tuộc’ từ học đường đến mạng xã hội
- Bộ SGK Cánh Diều: Học từ cuộc sống
- Thủ tướng: Chưa thể chốt học sinh đi học trở lại từ ngày 2-3
Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM yêu cầu từ năm học 2019-2020, thực phẩm cung cấp cho bếp ăn các trường học phải đạt tiêu chuẩn về chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Kiểm tra đột xuất khi có phản ánh của báo chí, phụ huynh
Sở Giáo dục và đào tạo TP yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn, căngtin trong trường học (tuân thủ quy định giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, chất phụ gia thực phẩm).
Thực phẩm cũng phải có nguồn gốc rõ ràng, thông qua hóa đơn, chứng từ của các cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm.
Đối với 6 quận đã thực hiện thí điểm an toàn thực phẩm trong năm học 2018-2019 (quận 3,5,8,11, Tân Bình, Bình Thạnh), bắt đầu từ năm học 2019-2020, mở rộng ưu tiên lựa chọn hợp đồng nguồn thực phẩm từ các đơn vị cung cấp đạt nhiều tiêu chí về thực phẩm đạt chuẩn như FSSC 22000:2005; Global Gap; ISO 22000:2005; Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn VietGap, HACCP; GMP.
18 quận huyện còn lại thực hiện lấy nguồn thực phẩm cho các bếp ăn trường học từ những cơ sở đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn: chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, HACCP, ISO 22000:2005, VietGap, Global Gap…, nhằm đảm bảo 100% trường học có bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căng-tin không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Sở Giáo dục và đào tạo sẽ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các trường học khi có phản ánh từ báo chí hoặc phụ huynh.
Phụ huynh được tham gia giám sát
Sở Giáo dục đào tạo TP cũng chỉ đạo các trường phải xây dựng kế hoạch phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh giám sát quá trình chế biến, giá thành của bữa ăn hàng ngày cho học sinh, và thường xuyên giám sát các cơ sở cung cấp thức ăn công nghiệp.
Nhà trường chỉ được hợp đồng với những cơ sở cung cấp suất ăn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Xe vận chuyển thực phẩm đến trường học phải có thùng kín, dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng đảm bảo an toàn vệ sinh.
Không được chọn những cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường, đảm bảo thời gian từ khi chế biến xong đến khi học sinh ăn không quá 2 giờ. Thực phẩm sau khi chế biến quá lâu phải hâm nóng lại trước khi cho học sinh ăn. Nên trang bị bếp hâm tại trường.
Căngtin trong trường không được bán bánh kẹo không rõ nguồn gốc, hạn sử dụng; không quảng cáo và bán nước ngọt có gas; không dùng vật sắc nhọn ghim đồ ăn.
Khi có vấn đề về an toàn thực phẩm, các trường phải báo cáo ngay Sở Giáo dục đào tạo TP.
Theo Tuổi Trẻ
Tin mới nhất
- Tăng tốc chuyển đổi số để thu hút đầu tư 16/01/2021
- Thông tin mới về tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM 30/12/2020
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông 19/12/2020
- 5 chính sách mới có hiệu lực trong tháng 12-2020 công chức, viên chức cần biết 10/12/2020
- Dự báo 9 nhóm ngành cần nhân lực 09/12/2020
- Xu hướng tiêu dùng nông sản hữu cơ gia tăng 07/12/2020
- 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng tốt nhất Châu Á năm 2021 04/12/2020
- NÓNG: Quy định mới về thi tuyển công chức có hiệu lực từ 1-12-2020 04/12/2020
- ĐHQG TP.HCM tập huấn về “Công nghệ Đột phá cho Quản trị tài sản công” 04/12/2020
- Bộ GD-ĐT phê duyệt bộ tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 dùng trong trường học 30/11/2020
- Lan tỏa phiên chợ không đồng giữa lòng thành phố 29/11/2020